VYGOTSKY: HỌC TRONG MA TRẬN XÃ HỘI (KỲ 2)
VYGOTSKY: HỌC TRONG MA TRẬN XÃ HỘI (KỲ 1)
PHÊ BÌNH VYGOTSKY
Một số phê bình nhằm vào việc hiểu công trình của Vygotsky. Chẳng hạn, người ta cho rằng Vygotsky chưa bao giờ mô tả bản thân ông như một người theo thuyết kiến tạo xã hội; cái nhãn này được các học giả đương đại gán cho ông trong khi dịch tác phẩm của ông (Hua Liu và Mathew, 2005). Những bản dịch tác phẩm của ông từ tiếng Nga sang tiếng Anh đã dẫn tới việc nhấn mạnh một số khía cạnh của tác phẩm của ông làm phương hại đến những khía cạnh khác và làm cho việc hiểu ông trở nên nông cạn. Thí dụ, vịêc dùng ZPD làm một thí dụ điển hình cho thuyết của Vygotsky chỉ xuất hiện chưa đến chín lần trong tổng số hàng ngàn trang sách ông đã viết (Kamen và Murphy, 2012). Người ta cũng lập lụân rằng, trong việc kiên trì hệ tư tưởng Marxist, Vygotsky đã quan tâm đến xã hội và con người ở bình diện tập thể hơn là bình diện cá nhân (Resnick, 1996). Ẩn tàng trong lí thuyết của Vygotsky là một quan niệm khá lạc quan cho rằng các kinh nghiệm xã hội và văn hoá sẽ có một tác động tích cực lên sự phát triển của đứa trẻ. Tuy nhiên những trường hợp của Victoria Climbé và Bé P. nhắc chúng ta rằng có những trẻ em đã sống và chết trong những hoàn cảnh kinh hoàng.
Việc Vygotsky nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ trong sự phát triển của học tập đã bị phê phán thẳng thừng bởi Fox (2001). Ông này cho rằng nếu tư tưởng không thể tồn tại không có ngôn ngữ, thì trước khi đứa trẻ biết nói trong đầu nó hẳn trống không không có ý nghĩ. Ông tiếp tục lập luận rằng lí thuyết này ‘bỏ qua tất cả những tri thức ngầm mà chúng ta có về thế giới [những tri thức] mà chúng ta không bao giờ nói ra lời.” (2001:29-30).
Theo Daniel (2005), nhiều lí thuyết của Vygotsky chưa hoàn chỉnh và thiếu sáng sủa. Điều này có thể qui cho cái chết sớm của ông ở tuổi 38 và sự kiện rằng hiểu biết của ông về môn tâm lí học và các lí thuyết tâm lí rút ra từ nghiên cứu cá nhân khi đào tạo đại học của ông là về nghệ thụât và sân khấu.
VYGOTSKY TRONG THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG: NHỮNG TRƯỜNG CHÌA KHOÁ VÀNG
Định nghĩa:
Cải tổ (Perestroika): chính sách cải tổ là một loạt những cuộc cải cách chính trị và kinh tế ở Liên Xô cũ dưới sự lãnh đạo của Mikhail Gorbachov người đã cổ vũ giao thương giữa nước Nga với các nước không-Marxist
Lãnh đạo bởi Elena Kravtsova (cháu ngoại Vygotsky), từ 1989 và với sự kết thúc của Perestroika, 30 trường Chìa Khoá Vàng đã được thành lập để phát triển lí thuyết xã hội- văn hoá về giáo dục của Vygotsky. Kamen và Murphy (2012, tr 4) mô tả chi tiết chương trình Chìa Khoá Vàng đã phát triển từ một số chương trình và triết lí giáo dục bao gồm: vườn trẻ Thuỵ Điển, hệ thống mẫu giáo Anh, thuyết nhân trí (anthroposophy) của Steirner, khoa sư phạm của Waldorf và những tác phẩm sơ khai của Vygotsky. Phản ánh những nguyên tắc cốt lõi của lí thuyết văn hoá – xã hội, những Trường chìa Khoá Vàng được coi là tiền đề của sự thăng tiến văn hoá và lịch sử. Phục vụ cho các trẻ em từ 3 đến 10 tuổi, Robbins và Kamen và Murphy (2012) mô tả năm nguyên tắc trong chương trình này như sau:
- Trộn lẫn các nhóm tuổi:Trường có chương trinh dạy hỗn hợp nhiều nhóm tuổi và nhóm cùng tuổi, cho phép các học sinh lớn hơn truyền lại những gì chúng học được cho các lớp bé hơn, nhờ vậy lớp này học được từ những anh chị đi trước.
- Các nguyên tắc gia đình:các Trường Chìa khoá Vàng được tổ chức quanh những nguyên tắc gia đình, trong đó có sự tham gia tích cực của cha mẹ. Trẻ em được dạy không phải trong những lớp học, mà trong những “gia đình” từ 15 đến 25 em, tuổi từ 3 đến 10. Mỗi ngày đi học trẻ em gặp các “gia đình” của mình để thảo luận các vấn đề và học cách giải quyết các vấn đề. Vì trong mỗi gia đình có những trẻ em ở lứa tuổi khác nhau, các em lớn làm gương và giúp đỡ các em bé.
- Các sự kiện và sự việc có ý nghĩa:Các bài học tập trung vào những sự kiện có nhiều ý nghĩa với trẻ và tác động đến cảm xúc của các em. Sau đó, mỗi bài học theo một cốt truyện liên quan trực tiếp đến sự kiện đó.
- Tương tác và tương thuộc:Tiêu điểm tập trung vào tương tác và tương thuộc của giáo dục và phát triển. Điều này bảo đảm cho các bài học thích hợp với lứa tuổi và việc học diễn ra trong vùng phát triển gốc ZPD.
- Các nhà sư phạm ghép đôi:các lớp được dạy bởi hai thày giáo, một người như chuyên gia người kia như tập sự, hỏi những câu hỏi để mở rộng kiến thức và hiểu biết của học sinh.
Có thể rút ra những tương tự giữa triết lý Vygotsky làm khuôn khổ cho các Trường Chìa Khoá Vàng và Reggio Emilia. Tương tự các Trường Chìa Khoá Vàng, giáo viên ở các trường quốc tế nổi tiếng Reggio Emilia, Italy đóng vai trò trung tâm trong việc giúp đỡ trẻ em lập kế hoạch và thực hiện các công việc của chúng. Họ hướng dẫn các buổi thảo luận, các hoạt động và theo dõi kết quả. Phản ánh nguyên tắc trung tâm của thuyết Vygotsky, các giáo viên ở Reggio ‘bắc giàn’ cho học tập và tạo ra môi trường kích thích để khuyến khích thảo luận và đòi hỏi trẻ em suy nghĩ (O/Brien, 2002). Cả hai cách tiếp cận đều tìm cách phát triển trẻ em, vốn được bao bọc vững chắc bên trong một tập thể văn hoá và xã hội của chúng.
Ảnh hưởng của Vygotsky không giới hạn ở nước Nga. [Lý thuyết của] Ông tiếp tục có mặt trong các cơ sở nuôi dạy trẻ ở nhiều nước phát triển. Điều này đặc biệt thấy rõ trong những cải cách giáo dục gần đây ở Anh (Những Kết quả đáng Mong muốn trong Học tập của Trẻ em Bước vào giáo dục Phổ cập [SCAA, 1996]; Mục tiêu Giáo dục Mẫu giáo [QCA, 2000]; tài liệu Chiến lược Quốc gia về giáo dục trẻ nhỏ (DE, 2010); đã xác nhận quan niệm cho rằng dạy có thể và nên đi trước học. Tương tự, lí thuyết của ông có một tác động quan trọng lên sự phát triển của một trường phái tư duy mới được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau, những nghiên cứu xã hội mới về tuổi thơ ấu, và môn xã hội học mới về tuổi thơ ấu được thảo luận ở Chương 8.
Tóm lược
Giống như Piaget, Vygotsky tin rằng trẻ nhỏ là tò mò và chủ động gắn bó vào việc học của nó và sự khám phá và phát triển của những hiểu biết mới, những sơ đồ mới. Lí thuyết sư phạm của Vygotsky dựa trên quan điểm Marxits về mối quan hệ giữa ý thức con người và thế giới vật chất. Ông tin rằng trẻ em phát triển trong một ma trận xã hội tạo nên bởi sự kết nối của các quan hệ xã hội và tương tác giữa chúng với các trẻ em khác. Những kinh nghiệm này được chủ quan hoá thành tư duy. Một trong những khẳng định bị tranh cãi nhiều nhất của ông là quan niệm cho rằng tư duy là ngôn ngữ đã chủ quan hoá. Hiểu theo nghĩa đen, thuyết này hàm ý rằng một đứa trẻ mà ngôn ngữ bị trễ hoặc ngôn ngữ có khó khăn thì hoặc là chỉ có một phần khả năng suy nghĩ hoặc hoàn toàn thiếu vắng ý nghĩ. Trong khi Piaget nhấn mạnh khám phá tự khỏi xướng, thì Vygotsky tập trung vào vai trò của người thầy. Ông không tin rằng trẻ em là những người tiếp nhận thụ động kiến thức được những người thầy hiểu biết dạy cho, mà coi thầy giáo như những người tạo điều kiện thuận lợi cho học tập. Môi trường xã hội có vai trò nổi bật trong giảng dạy, các thày giáo giảng dạy hiệu quả tạo ra một môi trường học tập kích thích và thách thức. Làm nhớ lại lí thuyết của Piaget về đồng hoá và thích nghi, Vygotsky tin rằng kiến thức mới được xây dựng trên và mở rộng kiến thức có trước. Thông qua giảng dạy nhạy cảm và sự cộng tác đồng trang lứa, một đứa trẻ có thể trở nên “cao hơn một cái đầu”. ZPD có lẽ là khía cạnh được tham chiếu nhiều nhất trong tác phẩm của Vygotsky. Thông qua quan sát hoặc trắc nghiệm, những nhà chuyên môn làm việc với trẻ nhỏ bắt đầu xác định mức kiến thức hiện có của đứa trẻ, và thông qua tài nghệ giảng dạy, mở rộng việc học của đứa trẻ. Ông gọi sự khác biệt giữa cơ sở kiến thức hiện có của đứa trẻ và trình độ tư duy cao hơn là ZPD (vùng phát triển gốc). Vấn đề học hiểu được phát triển bởi một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ, họ tìm hiểu làm thế nào việc học và suy nghĩ có thể được bắc giàn qua ẩn dụ ZPD. Bắc giàn được thảo luận kĩ hơn ở chương 6. Mặc dầu có nhiều phê phán chĩa vào công trình của Vygotsky, chúng chủ yếu chỉ liên quan đến sự thiếu hoàn chỉnh trong công trình của ông. Tuy vậy, với nhiều người, ông vẫn là “Mozart của tâm lí học”. |
Bảng 5.1 Những điểm mạnh và điểm yếu của thuyết Vygotsky.
Những điểm mạnh |
Những điểm yếu |
Ấp dụng quan điểm tập trung vào trẻ em. Trẻ em được coi như người tham dự chủ động và mạnh mẽ vào quá trình học | |
Nhấn mạnh vai trò của văn hóa và môi trường trong việc học của đứa trẻ. | |
Đưa ra một lí thuyết về phát triển nhận thức. Liên hệ sơ với lứa tuổi, Vygotsky không tin rằng sự phát triển tuân theo những giai đoạn cố định và không thay đổi. Trái lại, ông tin rằng một nhiệm vụ khó khăn có thể khiến đứa trẻ quay trở lại những giai đoạn phát triển trước đó, như đếm trên đầu ngón tay. | Nhiều lí thuyết về học tập những năm đầu đời tranh luận về đề xuất phát triển theo giai đoạn, cho rằng nó không tính đến sự khác nhau giữa các cá nhân |
Dùng cách tiếp cận định tính bao gồm những quan sát và nghe trẻ em nói khi chúng thực hiện nhiệm vụ | 1. Ông tiến hành quá ít thí nghiệm để bảo vệ những khẳng định của ông2. Những bằng chứng bảo vệ những khẳng định của ông do những người ủng hộ hiểu quan điểm của ông cung cấp. |
Dựa trên niềm tin rằng học tập đi trước hiểu biết. Trẻ em có thể được dạy những khái niệm mở rộng và phát triển việc học hiện tại của chúng.Tập trung vào quá trình hơn là vào sản phẩm. Nhận thức tầm quan trọng trung tâm của vui chơiDựa trên niềm tin rằng ngôn ngữ đi trước tư duy | Đây là một khẳng định gây tranh cãi mạnh mẽ. Theo quan nệm này thì trẻ em không nói hay có hạn chế về nói, có thể không có khả năng suy nghĩ |
Giải thích việc ngôn ngữ chuyển vào bên trong thành tư duy..Nhận ra tầm quan trrọng của tương tác cùng trang lứa và cộng tác trong học tập.Cho thầy giáo một vai trò trung tâm trong việc học của đứa trẻ. các thầy giáo được coi như những người tạo điều kiện dễ dàng, những người bắc giàn cho phát triển học tập.Nhận ra tầm quan trrọng của phát triển tiềm năng trẻ em | Vùng phát triển gốc thường bị hiểu sai và được các học giả và sính viên làm cho nổi hơn là những cố gắng của Vygotsky Lí thuyết này đã được dịch và được lược bỏ bớt đi những quan điểm Marxist của Vygotsky. Những bản dịch đã dẫn đến nhiều hiểu lầm. |
Bảng 5.2 Những sự tương tự giữa các quan điểm lí thuyết của Vygotsky và Piaget
Lấy trẻ em làm trung tâm: Cả hai đưa ra cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. Trẻ em được coi là những người tham gia chủ động và và mạnh mẽ vào quá trình học tậpXung đột nhận thức:Cả hai tin rằng phát triển nhận thức khởi đầu bằng xung đột nhận thức. Piaget gọi trạng thái mất cân bằng về nhận thức dẫn đến ‘mất thăng’ bằng học tập.Thuyết kiến tạo: Cả hai theo thuyết kiến tạo và tin rằng nhận thưc là kết quả của kiến tạo trí tuệ. Một thầy giáo theo thuyết kiến tạo tạo ra một bối cảnh cho học tập trong đó học sinh sẽ đắm mình vào những hoạt dộng thú vị có khả năng khích lệ và tạo dễ dàng cho việc học.Học bằng kính nghiệm:Cả hai tin rằng trí thông minh đến từ hành động. Những kinh nghiệm trong lối học kinh nghiệm đòi hỏi đứa trẻ làm bánh qui, trồng cải xoong, chơi game hoặc sáng tạo nghệ thụât dùng những đồ tạp nhạp phế thải. Thông qua những hoạt động này, đứa trẻ xây dựng nên kiến thức | Cộng tác bè bạn: Cả hai nhận ra tầm quan trọng của tương tác và cộng tác bè bạn. Họ tin rằng cộng tác bè bạn hữu hiệu bất đối xứng là điều kiện thuận lợi để truyền kiến thức từ người hiểu biết hơn sang người học.Quá trình:Cả hai tập trung lên quá trình hơn là sản phẩm của học tập. Họ quan tâm hơn đến cách đứa trẻ đi đến giải pháp cho vấn đề như thế nào hơn là đến câu trả lời.Môi trường xã hội:Cả hai tin rằng tương tác với môi trường vật chất và xã hội là thiết yếu để tăng trưởng nhận thức. Đến thăm một trạm cứu hoả địa phương, công viên, nhà hát, bãi biển sẽ mở rộng kinh nghiệm xã hội cho việc học của đứa trẻ.Các phương pháp định tính: Cả hai sử dụng lối tiếp cận định tính, bao gồm quan sát trẻ em, khi chúng thực hiện nhiệm vụ và phỏng vấn trẻ em. |
Bản dịch của HIẾU TÂN