TRÍ KHÔN NGHĨA LÀ GÌ?

Phần lớn các lý thuyết ban đầu về bản chất cơ bản của trí khôn đều liên quan đến một hay cả ba đề tài sau: (1) năng lực học, (2) tổng số kiến thức có được, và (3) năng lực thích nghi với những tình huống mới và với môi trường nói chung (Robinson & Robinson 1976).

Trong TK 20, có sự tranh cãi đáng kể về nghĩa của trí khôn. Năm 1921, các nhà tâm lý học đưa ra 14 cách nhìn khác nhau về bản chất của trí khôn. Ngày nay, ý kiến vẫn chia rẽ. Một số ít nhà TLH tin rằng trí khôn chẳng là gì hơn một cái nhãn để miêu tả những kỹ năng được đo bằng các đo nghiệm về trí khôn. Nói cách khác, trí khôn là cái mà các đo nghiệm về trí khôn cho kết quả. Các nhà TLH khác tin rằng trí khôn là cái gì nhiều hơn thế. Đó là việc thích ứng với thế giới. David Wechsler, người chịu trách nhiệm về 3 trong số những đo nghiệm trí khôn thường được dùng nhất, định nghĩa trí khôn là “năng lực gộp lại hay toàn bộ của cá nhân để hành động một cách có mục đích, để suy nghĩ một cách hữu lý, và để xử sự một cách hữu hiệu với môi trường sống của mình”.

 

MỘT CÁCH NHÌN TRÍ KHÔN NHIỀU THÀNH TỐ

Trong những năm gần đây, các nhà tâm lý học đã tìm cách nghiên cứu sự phát triển nhận thức/ thức nhận và tiến trình hướng dẫn thông tin trong việc hiểu về trí khôn. Một số nhà tâm lý học đã tập chú vào các tiến trình tâm trí mà con người sử dụng để giải quyết các bài toán, cả trong những đo nghiệm về trí khôn lẫn trong đời sống. Một cách nhìn mới về trí khôn đang nổi lên. Một cách tiếp cận là “một tiến trình thông tin sơ cấp thao tác trên những biểu trưng nội tâm của các sự vật hay biểu tượng” (Sternberg, 1987). Các thành tố được phân loại theo chức năng mà chúng phục vụ và bằng mức độ khái quát của chúng. Có ít nhất 3 chức năng khác nhau. Chức năng đầu tiên – kế hoạch hoá có tổ chức cao, lựa chọn chiến lược, và giám sát – được thực hiện bởi các siêu thành tố [metacomponent]. Thí dụ như: nhận dạng bài toán, phân bổ sự chú ý, và giám sát xem một chiến lược cụ thể vận hành tốt đến mức nào. Một tên khác của chức năng mà các siêu thành tố phục vụ là siêu nhận thức [metacognition]. Chức năng thứ hai – thực hiện chiến lược đã chọn – được phục vụ bởi những thành tố thực hiện [performance components]. Một thành tố thực hiện cho phép ta tri nhận và lưu giữ thông tin mới. Chức năng thứ ba – đạt được kiến thức mới – được thực hiện bởi các thành tố thụ đắc kiến thức [knowledge-acquisitions components], như là tách biệt thông tin thích đáng với thông tin không thích đáng khi ta thử hiểu một khái niệm mới (Sternberg, 1985).

 

THUYẾT TRÍ KHÔN ĐA DẠNG

Lý thuyết trí khôn đa dạng (Multiple Intelligences) được Tiến sỹ Howard Gardner phát triển vào năm 1983, khi ông là Gíao sư về giáo dục học tại Đại học Harvard. Nó gợi ý rằng ý niệm truyền thống về trí khôn dựa trên đo nghiệm I.Q (chỉ số thông minh) là quá sức hạn chế. Thay vào đó, Gardner đề xuất tám dạng trí khôn khác nhau phải được tính đến trong phổ rộng tiềm năng con người ở trẻ em và người lớn. Những trí khôn này là:

  • Trí khôn ngôn ngữ(trí thông minh về từ ngữ)
  • Trí khôn logic-toán (trí thông minh về con số/lập luận)
  • Trí khôn không gian (trí thông minh về hình ảnh thị giác)
  • Trí khôn cơ thể-cảm giác vận động (trí thông minh về cơ thể và giác cảm nhạy bén về vận động – ND)
  • Trí khôn âm nhạc
  • Trí khôn liên cá nhân (Interpersonal intelligence: trí khôn về mặt giao tiếp giữa người và người – ND
  • Trí khôn tự thức (Intrapersonal intelligence: trí khôn về bản thân mình)
  • Trí khôn về tự nhiên (Naturalist intelligence)

– Frames of Mind (Cơ cấu trí khôn, NXB Tri Thức)

 

TRÍ KHÔN SÁNG TẠO

Trí khôn sáng tạo (Mổ xẻ trí khôn sáng tạo qua cuộc đời của 7 danh nhân sẽ cho ta thấy: “Cá nhân sáng tạo là người đều đặn giải các bài toán, tân tạo các sản phẩm, hay xác định những câu hỏi trong một lĩnh vực theo một cách thức mà ban đầu được coi là mới mẻ nhưng cuối cùng trở nên được chấp nhận trong một thiết chế văn hóa riêng biệt”.

– Creating Minds (NXB Tri thức)

 

TRÍ KHÔN PHI HỌC ĐƯỜNG

– The Unschlooled Mind (NXB Tri thức)

 

TRÍ KHÔN THÀNH CÔNG

Robert J. Sternberg

Đại học Tufts, Medford, Hoa Kỳ

Các quan điểm thông thường về trí thông minh ủng hộ những cá nhân có trí nhớ và khả năng phân tích mạnh. Kết quả là những cá nhân có thể có tài năng để thành công trong cuộc sống có thể bị coi là không thông minh, trong khi một số người được coi là thông minh có thể ít được ban cho những tài năng đó.

 

Bản chất của trí khôn (trí thông minh)

Có nhiều định nghĩa về trí thông minh, mặc dù trí thông minh thường được định nghĩa về khả năng một người thích nghi với môi trường và học hỏi kinh nghiệm. Định nghĩa của trí thông minh ở đây có phần phức tạp hơn và dựa trên lý thuyết của tôi về trí thông minh thành công. Theo định nghĩa này: Trí thông minh thành công là: 1) khả năng đạt được mục tiêu của một người trong cuộc sống, dựa trên bối cảnh văn hóa xã hội của người ấy; 2) bằng cách tận dụng điểm mạnh và sửa chữa hoặc bù đắp điểm yếu; 3) để thích ứng, uốn nắn và lựa chọn môi trường; và, 4) thông qua sự kết hợp của khả năng phân tích, sáng tạo và thực hành.

 

TRÍ KHÔN CẢM XÚC (EQ VS IQ)

Daniel Goleman

Khả năng theo dõi cảm giác và cảm xúc của mình cũng như của người khác, phân biệt chúng, và sử dụng thông tin này để dẫn dắt tư duy và hành động của mình”

Goleman chú ý đến 3 lớp lang của EI: (1) EI ở mức độ nhận thức được EI của người khác; (2) Cảm xúc được những xúc cảm của tha nhân; và (3) hiểu động cơ và xúc cảm người khác đến mức tạo ra được mối liên hệ tin cậy và tương kính với nhau

5 phần của trí thông minh cảm xúc

  1. Khả năng am hiểu bản thân:Kiến thức về các trạng thái bên trong, sở thích, nguồn lực và trực giác của chính mình.
  2. Khả năng kiểm soát bản thân: Khả năng quản lý các trạng thái bên trong, các xung động, và nguồn lực của chính mình.
  3. Động lực:Những xu hướng cảm xúc dẫn dắt hoặc hỗ trợ việc đạt được mục tiêu
  4. Cảm thông:Khả năng am hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác
  5. Kỹ năng xã hội:Sự thành thạo trong việc gợi ra những phản ứng mong muốn bên trong người khác.

 

TRÍ KHÔN & SỰ HIỀN MINH

Robert J. Sternberg

 

Trí Khôn Kết tinh

Trí khôn kết tinh là cơ sở kiến thức cơ bản. Đó là cái mà ta biết. Khi chúng tôi nói về một “xã hội kiến thức”, là nói về sự xây dựng nên trí khôn kết tinh. Trí khôn kết tinh và kiến thức là cái thể hiện nó, ở mức độ nào đó rõ ràng là cần thiết cho sự hiền minh. Ta không thể khuyến nghị về một lĩnh vực hay về thế giới, nói chung, nếu cơ sở kiến thức của ta về lĩnh vực ấy hay về thế giới bị hạn chế nghiêm trọng. Một lợi thế của internet là kiến thức đã được tiếp cận dễ dàng hơn nhiều đối với mọi người trên khắp thế giới. Chẳng may, điều đó cũng có nghĩa là cái giả – cái gọi là “thực kiện thay thế” (alternative fact) – đôi khi khó phân biệt với thực kiện có thực (actual fact), đã trở nên lan truyền nhiều hơn. Thêm nữa, có thể bản thân khái niệm “một xã hội kiến thức” không phải là một ý tưởng tốt như nó có thể dường như được thấy lúc ban đầu.

 

Trí khôn lỏng

Trí khôn lỏng là năng lực giải quyết những vấn đề tương đối mới hay những vấn đề quen thuộc hơn nhưng thể hiện trong những hoàn cảnh tương đối mới.

 

Trí khôn thích nghi

các thách thức lớn nhất của TK XXI không ở trình độ thông minh của chúng ta, mà ở việc trí thông minh của chúng ta được khai triển thế nào. Sternberg thậm chí còn định nghĩa một kiến tạo tâm trí mới: Trí Khôn (Trí Thông minh) Thích nghi (Adaptive Intelligence) hay trí khôn cần thiết để làm cho thế giới trở thành một nơi chốn tốt đẹp hơn. Và phần then chốt của trí khôn thích nghi ấy là sự Hiền minh – tìm kiếm một lợi ích chung hơn là sử dụng trí khôn của riêng mình chỉ vì lợi ích riêng biệt của bản thân. Như vậy, trí khôn dường như chỉ đáp ứng được những thách thức của ngày hôm nay nếu nó bao gồm một thành tố là sự Hiền minh.

 

Sự hiền minh

Các loại Hiền minh:

Bảng 1 nêu danh sách những loại hiền minh có thể thích hợp để xử lí với những tình huống đa dạng rộng rãi (sự Hiền minh tổng quát các lĩnh vực (domain-general wisdom), với những loại tình huống chuyên biệt (sự Hiền minh cho lĩnh vực chuyên biệt (domain-specific wisdom), và với bản thân ta (sự Hiền minh cá nhân) (personal wisdom) (Sternberg 2019). Một ví dụ về sự Hiền minh tổng quát các lĩnh vực là hành xử với người theo cách như mình muốn người hành xử với mình. Một ví dụ về sự Hiền minh cho lĩnh vực chuyên biệt là bảo đảm rằng mình dẫn những học giả đi trước có liên quan mà mình dựa vào để lập luận trong một luận văn. Một ví dụ về sự Hiền minh cá nhân là nhận ra rằng nếu mình nghiên cứu sự Hiền minh nhưng lại có xu hướng vênh váo hay ích kỉ, thì mình phải cố kiểm soát những xu hướng ấy, vì chúng sẽ phá hoại uy tín của bản thân khi thính giả thấy được chúng. Người ta có thể nhìn chung thì hiền minh, nhưng không hiền minh khi gặp những vấn đề liên quan đến bản thân.

Vấn đề thể hiện sự Hiền minh trong thế giới là có hai mặt. Nếu sự Hiền minh có nhiều phần là chuyên biệt cho một số loại lĩnh vực và tình huống, thì sự Hiền minh xuyên qua mọi lĩnh vực và tình huống có thể khó đạt được, vì số kiến thức ẩn tàng mà ta cần có để hiền minh xuyên qua dải rất rộng các thách thức của con người là rất lớn. Còn với sự Sáng tạo, vốn có xu hướng chủ yếu là mang tính chuyên biệt cho từng lĩnh vực, một phần do kiến thức chuyên biệt cho lĩnh vực cụ thể mà ta cần có để có thể sáng tạo – thì người ta có thể vắt kiệt khá nhanh sự Hiền minh chuyên biệt cho lĩnh vực ấy khi đến với những lĩnh vực khác mà người ta không có được trình độ cao về kiến thức. Hơn nữa, nếu sự Hiền minh cá nhân thực tế là một kiến tạo tâm trí tương đối riêng biệt, theo kiểu các trí khôn liên cá nhân và nội cá nhân (interpersonal and intrapersonal intelligence) trong thuyết trí khôn đa dạng của Gardner (2011), vậy thì người ta có thể hiền minh trong một số lĩnh vực hay trong một số tình huống cá nhân, nhưng không hiền minh trong cả hai. Nói cách khác, sự Hiền minh có thể có ở đó, nhưng rất hạn chế về độ rộng mà nó được áp dụng.