Dựa theo BẢN PHÂN LOẠI MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA BLOOM ĐÃ CHỈNH SỬA

Sau khi bảng phân loại các mục tiêu giáo dục của Bloom công bố (1956), có một số nhà giáo dục đã chỉnh sửa lại bảng, trong số đó bảng được tán thành nhiều nhất là của Anderson & Krathwohl (2001).

Bảng này định nghĩa lại lĩnh vực nhận thức như giao điểm của Chiều kích Quá trình Nhận thức (Cognitive Process Dimension) và Chiều kích Kiến thức (Knowledge Dimension).

Mặc dù hai chiều kích Quá trình Nhận thức và Kiến thức được trình bày theo các bước có trật tự cao thấp, sự tác bạch giữa các phạm trù không phải bao giờ cũng thật rõ rệt. Ví dụ, mọi kiến thức về qui trình (procedural) không nhất thiết trừu tượng hơn mọi kiến thức về khái niệm; và một mục tiêu liên quan đến sự phân tích hay định giá có thể đòi hỏi những kỹ năng tư duy không kém phức hợp so với một mục tiêu liên quan đến sự sáng tạo. Tuy nhiên, những kỹ năng tư duy bậc thấp thường được hiểu như được xếp chung với và làm nền tảng cho những kỹ năng tư duy bậc cao hơn.

CHIỀU KÍCH KIẾN THỨC phân loại 4 kiểu kiến thức mà ta trông mong người học học được hay xây dựng lên (bảng 1)

Bảng 1. Chiều kích Kiến thức – những kiểu và tiểu kiểu trọng yếu

Bảng phân loại này cho ta cái khung để xác định và làm rõ các mục tiêu học.

Các hoạt động học thường liên quan đến những kỹ năng bậc thấp và bậc cao, cũng như hỗn hợp kiến thức cụ thể và kiến thức trừu tượng.

 

CHIỀU KÍCH QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC thể hiện sự liên tục ngày càng phức hợp của việc nhận thức – từ những kỹ năng tư duy bậc thấp đến cao. Nhận dạng 19 quá trình nhận thức chuyên biệt trong phạm vi 6 phạm trù (bảng 2)

Bảng 2. Chiều kích Quá trình nhận thức – các phạm trù & các quá trình nhận thức (đi từ những kỹ năng bậc thấp đến cao)

Một phát biểu về mục tiêu học chứa đựng một động từ (một hành động) và một tân ngữ (thường là danh từ)

  • Động từ nhìn chung nói đến [những hành động liên kết với] quá trình nhận thức mong muốn
  • Tân ngữ nhìn chung mô tả kiến thức mà ta trông đợi người học học được hay xây dựng lên

Trong hình mẫu này (hình ba chiều của bản gốc), mỗi khối màu là một ví dụ về một mục tiêu giáo dục thường ứng với từng kết hợp trong những kết hợp khác nhau của hai chiều kích (quá trình nhận thức và kiến thức).

Nên nhớ: đây là các mục tiêu giáo dục –  không phải hoạt động giáo dục. Có thể dùng những câu có dạng sau để xác định mục tiêu: “Học sinh sẽ có được năng lực…”

HOÀNG HƯNG dịch

Link bài gốc