Ý kiến phản biện của Giáo sư Alain Fenet về công trình của Nhóm Cánh Buồm qua bản báo cáo “Sách giáo khoa của Cánh Buồm – Một ước vọng giáo dục hiện đại”
Trong mấy năm qua, một nhóm nghiên cứu lý luận và kỹ thuật thực thi sư phạm ở Việt Nam có tên Cánh Buồm đã bắt tay vào viết một bộ sách giáo khoa cho cấp tiểu học theo cách hoàn toàn mới. Bằng con đường vòng này nhóm Cánh Buồm muốn “truyền bá một cách làm để hiện đại hóa nền giáo dục của đất nước”.
Quan niệm của nhóm Cánh Buồm là phải đặt trẻ em vào vị trí trung tâm. Quan niệm này được thể hiện ở chủ đề của cuộc hội thảo đầu tiên do nhóm tổ chức vào năm 2009 có tên:”Hiểu trẻ em – Dạy trẻ em“. Tại cuộc hội thảo năm 2011, nhóm Cánh Buồm vẫn giữ lại chủ đề nói trên như là một cách nói mang tính biểu tượng về định hướng sư phạm của nhóm: “Tự học và Tự giáo dục“.
Cho đến nay, toàn bộ các cuốn sách giáo khoa do nhóm hoàn thành đều thể hiện quan niệm tự giáo dục. Công việc của người thầy cốt ở việc tổ chức các hoạt động học tập của trẻ em, quá trình học của trẻ vì thế thoát khỏi cách học xưa nay ấy là thầy thì ra sức giảng giải còn trò thì phải ghi nhớ thụ động. Cách dạy của Cánh Buồm khuyến khích nỗ lực bản thân của trẻ, dù là học kiến thức hay tình cảm hoặc trong quan hệ giao tiếp hàng ngày. Như vậy, toàn bộ các hoạt động giáo dục sẽ làm thành một cuộc sống tự học tập của mỗi đứa trẻ ngay trong lúc chúng sống trong lòng xã hội, giáo dục đạo đức, chẳng hạn, khi ấy sẽ được học thông qua cách thức trẻ em tham gia vào các hoạt động chứ không phải bằng những lời giảng giải luân lý.
Bản báo cáo “Sách giáo khoa như là một ước nguyện hiện đại hóa nền giáo dục của Việt Nam” trình bày đề án giáo dục và sư phạm của nhóm Cánh Buồm và những bộ sách giáo khoa do nhóm biên soạn và xuất bản năm 2011. bản báo cáo về căn bản nhắc lại những nội dung đã được trình bày tại hai cuộc hội thảo, cuộc hội thảo ngày 30 tháng 9 năm 2011 tại Nhà xuất bản Tri thức và cuộc hội thảo ngày 3 tháng 10 năm 2011 tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace.
Những ý kiến dưới đây hoàn toàn không có tham vọng lý luận. Đó chỉ là những nhận xét phản biện tuần tự nảy ra trong đầu tôi trong khi đọc bản báo cáo này nhưng chưa có thời gian sắp xếp thành hệ thống.
Phần Mở đầu của bản báo cáo nhắc lại những bằng chứng đáng báo động về cuộc khủng hoảng hiện nay của nền giáo dục Việt Nam. Bản báo cáo không trình bày những lý do của cuộc khủng hoảng này. Nền giáo dục của hầu hết các nước đều đang khủng khoảng, dù nhiều hay ít. Như vậy là có những nguyên nhân chung và có những nguyên nhân xuất phát từ tính chất đặc thù của mỗi quốc gia. Có thể hiểu được phần nào những lý do của khủng hoảng giáo dục ở Việt Nam bằng cách nhắc lại bối cảnh lịch sử của sự ra đời của nhóm Cánh Buồm.
Mục đích ra đời của nhóm Cánh Buồm là bằng hành động cụ thể phải đưa ra cho toàn xã hội một ví dụ cụ thể hóa một cách trực quan cho hướng đi cải cách toàn bộ nền giáo dục của đất nước.
Các bộ sách giáo khoa chính là phương tiện đầu tiên được nhóm Cánh Buồm dùng cho ví dụ cụ thể trực quan nói trên “nhằm mục đích giải thích cho toàn xã hội hiểu được cơ sở lý luận của nguyên tắc hiện đại hóa giáo dục” (trang 12).
Trong hoàn cảnh hiện nay, tôi thấy cách tiếp cận này là đúng đắn, bởi vì:
– Các bộ sách giáo khoa của Cánh Buồm sẽ là một công cụ hỗ trợ cụ thể để truyền bá trong xã hội một tư tưởng giáo dục mà nhiều người còn chưa quen;
– Các bộ sách giáo khoa của Cánh buồm sẽ cung cấp cho những giáo viên đang đứng lớp những hiểu biết giúp họ buộc phải thay đổi trước yêu cầu về “một nhà trường hiện đại hóa” và đồng thời giúp họ suy nghĩ về những thành tựu có thật của xu hướng cải cách sư phạm trên thế giới và ở Việt Nam ;
– Các bộ sách giáo khoa của Cánh Buồm sẽ là một cách để báo cáo với những người có trách nhiệm của đất nước về công việc hiện nay nhóm đang làm.
theo quan niệm của nhà cải cách giáo dục người Pháp Célestin Freinet thì phải hủy bỏ sách giáo khoa, bởi vì ông coi sách giáo khoa giống như những sợi xích buộc vào cổ trẻ em và vì thế ông đã thay thế sách giáo khoa bằng những phiếu chỉ dẫn học tập linh hoạt hơn. Nhưng sách giáo khoa của Cánh Buồm có điểm gần gũi với cái tinh thần nằm trong mối ưu tâm nói trên của Freinet. Vả chăng, theo quan sát của tôi thì sách giáo khoa hiện đang được dùng tại Pháp đã xóa nhòa gần như hoàn toàn ranh giới phân biệt phiếu giao việc và sách giáo khoa theo cách hiểu truyền thống. Trên thực tế, hiện nay mỗi bài học trong sách giáo khoa của Pháp chỉ bao gồm những nội dung khung và những tài liệu phụ đi kèm mà người giáo viên có thể tự do sử dụng theo cách họ thấy thích hợp với quá trình học của từng học sinh.
Cách tiếp cận của nhóm Cánh Buồm cũng hoàn toàn có cơ sở. Như bản báo cáo đã nêu rất chính xác: “bộ mặt và bộ óc của một nền giáo dục hiện ra trong sách giáo khoa nó gửi cho xã hội” (trang 16). Sách giáo khoa giống như một giao lộ. Sách giáo khoa phải đảm bảo đáp ứng sự hội tụ giữa, (i) sự mong đợi của toàn xã hội đối với việc giáo dục trẻ em ; (ii) mối quan tâm của nhà nước đối với nội dung của chương trình học; (iii) chỗ dựa của người giáo viên đứng lớp; và cuối cùng, (iv) nhu cầu và sự đòi hỏi của trẻ em – sách giáo khoa phải giống như một người bạn mà trẻ em lúc nào cũng mong muốn tìm gặp. Dĩ nhiên theo quan niệm của nhà cải cách giáo dục người Pháp Célestin Freinet thì phải hủy bỏ sách giáo khoa, bởi vì ông coi sách giáo khoa giống như những sợi xích buộc vào cổ trẻ em và vì thế ông đã thay thế sách giáo khoa bằng những phiếu chỉ dẫn học tập linh hoạt hơn. Nhưng sách giáo khoa của Cánh Buồm có điểm gần gũi với cái tinh thần nằm trong mối ưu tâm nói trên của Freinet. Vả chăng, theo quan sát của tôi thì sách giáo khoa hiện đang được dùng tại Pháp đã xóa nhòa gần như hoàn toàn ranh giới phân biệt phiếu giao việc và sách giáo khoa theo cách hiểu truyền thống. Trên thực tế, hiện nay mỗi bài học trong sách giáo khoa của Pháp chỉ bao gồm những nội dung khung và những tài liệu phụ đi kèm mà người giáo viên có thể tự do sử dụng theo cách họ thấy thích hợp với quá trình học của từng học sinh.
Vấn đề giải pháp đổi mới giáo dục bằng giảm tải chương trình học (trang 8).
Giải pháp giảm tải chương trình đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa ra chỉ là một cái mẹo tung con chimmồi để nhử. Nhiều nước đã từng thử làm cách này thì đều thất bại. Hoàn toàn có thể gọi đây là một cách làm dễ dãi quan liêu của những con người không có trí tưởng tượng, mặc dù điều này không có nghĩa là không thể đặt ra vấn đề giảm tải chương trình theo một cách thức hợp lý. Nhưng có một điều chắc chắn là không thể giải quyết được khủng hoảng giáo dục bằng cách giảm tải chương trình học. Vấn đề không nằm ở định lượng, mà nằm ở định chất. Định giải quyết khủng hoảng giáo dục bằng giảm tải chương trình học tức thực ra chỉ là một cách không dám đối mặt với khủng hoảng.
Nhưng có một điều chắc chắn là không thể giải quyết được khủng hoảng giáo dục bằng cách giảm tải chương trình học. Vấn đề không nằm ở định lượng, mà nằm ở định chất. Định giải quyết khủng hoảng giáo dục bằng giảm tải chương trình học tức thực ra chỉ là một cách không dám đối mặt với khủng hoảng.
Ước nguyện của Cánh Buồm là hiện đại nền giáo dục bằng những thành quả của khoa học giáo dục đặt trọng tâm vào trẻ em chứ không phải người thầy. Cách tiếp cận này tự nó đã đòi hỏi phải mang tính khoa học, phải được dựa trên những nghiên cứu tâm lý học, và cụ thể hơn là những nghiên cứu để “tìm ra những thao tác học của người học” (trang 13). Ở chỗ này chúng ta có thể liên tưởng tới đóng góp của nhà sư phạm người Italia Maria Montessori, cho dù bản báo cáo của Cánh Buồm không nhắc tới tên của bà mà nhắc tới những tác giả khác (xem trang 14). Tự đặt mình vào trong khuôn khổ của xu hướng cải cách sư phạm ở cuối thế kỷ 19, Cánh Buồm đặt tên đường lối cải cách của họ bằng khái niệm “công nghệ giáo dục”. Quan niệm này chắc chắn đã được giới chuyên môn thừa nhận, tuy nhiên tôi thấy nó vẫn còn khó hiểu đối với những ai không có chuyên môn, chẳng hạn như bản chất của phương pháp sư phạm của công nghệ giáo dục là tự học, giáo viên hầu như không can thiệp và chỉ đóng vai trò người tổ chức các hoạt động tự học của học sinh, quá trình học phải là quá trình tự do và trách nhiêm.
Vấn đề hiệu lực pháp lý của sách giáo khoa (trang 16)
Quy định tính pháp lý cho sách giáo khoa tức là trao cho sách giáo khoa của Nhà nước một tính chất ràng buộc pháp lý, điều này bắt nguồn từ một tầm nhìn độc đoán về vai trò của Nhà nước trong hệ thống giáo dục. Quy định này có thể hiểu được vì nhiều lý do khác nhau khi mà đất nước ở trong thời kỳ mới bắt đầu xây dựng một nền giáo dục công lập, song nó hoàn toàn không đáp ứng được những yêu cầu của các xã hội hiện đại ở thế kỷ 21. Sách giáo khoa dùng trong nhà trường chỉ có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội ở thế kỷ 21 bằng cách Nhà nước cho phép sự đa dạng hóa hoạt động sư phạm, cho phép sự sáng tạo của các tác giả làm sách giáo khoa, cho phép quyền tự do của người thầy trong lớp học, cho phép sự đa dạng của trẻ em.
Sách giáo khoa dùng trong nhà trường chỉ có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội ở thế kỷ 21 bằng cách Nhà nước cho phép sự đa dạng hóa hoạt động sư phạm, cho phép sự sáng tạo của các tác giả làm sách giáo khoa, cho phép quyền tự do của người thầy trong lớp học, cho phép sự đa dạng của trẻ em.
Để bù lại, Nhà nước hoàn toàn có lý do chính đáng khi muốn áp đặt một chương trình học khung dành cho các trường công lập, chương trình đó có thể được xây dựng dựa trên sự đóng góp của nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau cung cấp cho người giáo viên.
Sách giáo khoa do Cánh Buồm biên soạn là “kết quả người dạy và người học cùng làm ra trong tiết học” (trang 19).
Quan niệm này nằm trong những nguyên tắc và mục tiêu của các nhà sư phạm hiện đại được nhóm Cánh Buồm tiếp thu. Theo tôi hiểu thì điều được rút ra có liên quan rõ rệt hơn tới hai vấn đề: sự tham gia của người dạy và việc xây dựng chương trình học.
Phương pháp của Cánh Buồm đòi hỏi rất nhiều sự tham gia của người dạy. Phương pháp này đòi hỏi người dạy phải có sự tập trung, linh hoạt, sáng tạo ; người dạy không được phép làm việc theo thói quen xói mòn ; người dạy phải có sức chịu đựng lớn. Người dạy phải hiểu được quan niệm rằng dạy học không phải là một nghề như bao nghề khác mà dạy học là một sứ mệnh liên quan đến cái thiêng liêng, hiểu theo nghĩa tôn giáo hay thế tục cũng được, không quan trọng là mấy. Giáo viên phổ thông của nước Pháp ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, “những kỵ binh áo đen của nền Cộng Hòa” (danh hiệu ngợi ca những thầy cô giáo của nước Pháp khi nước này bắt đầu thành lập nhà trường tiểu học cưỡng bách, miễn phí và phi tôn giáo cho trẻ em Pháp), đã thấm nhuần quan niệm này. Song, việc chiếm lĩnh “khái niệm tâm linh” (trang 49) không diễn ra tất nhiên trong những xã hội hiện đại của thế kỷ 21.
Ví dụ lịch sử nói trên của nước Pháp là đáng lưu ý nếu như Cánh Buồm trong khi có ý định cung cấp sự hiểu biết thực hành cho trẻ em thì đồng thời họ dạy cho trẻ em cách đón nhận những điều kiện cụ thể của cuộc sống và do đó đảm bảo một sự xích lại gần nhau nào đó giữa người thầy và học sinh. Ví dụ của nước Pháp cũng minh họa một điều là nhà trường cổ truyền vẫn có thể đòi hỏi sự tham gia nhiều của người thầy miễn là có sự hài hòa những điều kiện lịch sử-xã hội thích hợp.
Tôi muốn nêu một điểm nữa, nó không được đề cập trực tiếp trong bản báo cáo: vai trò quan trọng của người thầy dạy giỏi đối với sự phát triển của trẻ em. Ai trong chúng ta cũng đều có kỷ niệm về một người thầy nào đó để lại dấu ấn đặc biệt, được ngưỡng mộ, thậm chí được yêu. Chẳng phải chúng ta vẫn hay hỏi trẻ em là “các em có yêu thầy cô không”? Có sinh viên nào, có học trò nào lại chẳng trải qua sự mong muốn làm vui lòng thầy cô của chúng cơ chứ?
Vấn đề “đào tạo sư phạm” được trình bày trong bản báo cáo (trang 33) không cho biết về những điểm được nêu ở trên.
Vấn đề xây dựng chương trình học
Chủ trương sư phạm và sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm liệu có cho phép xây dựng được một chương trình học chính thức? Phương pháp sư phạm và sách giáo khoa của Cánh Buồm liệu có đảm bảo sự cân bằng giữa học để có những năng lực và học để có kiến thức ? Những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục có thể có lý do chính đáng để đặt câu hỏi này. Để trả lời câu hỏi này một cách thỏa đáng thì dĩ nhiên phải thông qua một cơ chế kiểm chứng cụ thể.
Nhìn vào các bộ sách giáo khoa của nhiều môn học của Cánh Buồm thì có thể thấy nhóm Cánh Buồm đã có sự sáng tạo và tuân thủ phương pháp nghiêm ngặt. Những lý luận liên quan và những khó khăn trở ngại cụ thể phải được nêu tùy theo tình hình cụ thể diễn ra.
Môn học “Lối sống”
Cần nêu bật công lao của nhóm Cánh Buồm đối với môn học này. Nhà trường cổ truyền, và ngay cả nhà trường của ngày hôm nay nữa, hầu như cố tình né tránh môn học này. Dạy lối sống tức là dạy cho trẻ em trưởng thành như là những cá nhân tự chủ và có trách nhiệm để chúng biết cách sống hòa hợp trong thế giới hiện đại. Dường như trong đầu tôi bỗng nảy ra suy nghĩ trùng hợp với quan niệm mà Cánh Buồm muốn nhấn mạnh ấy là sự lúng túng của trẻ em khi bắt đầu đến trường (trang 55): lúng túng trước rất nhiều những khuôn mẫu khác nhau và mâu thuẫn với nhau trong thế giới của người lớn, lúng túng trước khoảng cách vênh nhau giữa [một bên là] những chuẩn mực đạo đức hay chuẩn mực công dân và [một bên là] những cách ứng xử thực tế mà chúng chứng kiến hàng ngày. Giáo dục trẻ em tức là cho phép trẻ em xác định được bản thân mình dựa trên nền tảng của những giá trị phổ quát.
Alain Fenet
Phạm Anh Tuấn dịch