Cali Today News – Mùa tựu trường 2010-2011 có khoảng 56 triệu học sinh trở lại 133,000 ngôi trường tiểu học và trung học toàn quốc Hoa Kỳ. Con số này quả không phải là nhỏ, và một lần nữa, người ta lại bàn về ‘cải tổ giáo dục’


Photo courtesy: AP

Thậm chí Bộ Trưởng Giáo Dục Mỹ Arne Ducan còn ‘hoan hỉ’ loan báo là một ngân sách trị giá đến 4 tỉ đô la của chương trình có tên rất lộng lẫy là ‘Race to The Top’ nhằm giúp nhiều tiểu bang đẩy mạnh cải cách giáo dục.

Vậy thì lý do lớn nhất của sự thất bại trong giáo dục nằm ở đâu? Đó chính là động cơ học của học trò đã bị…thu nhỏ lại như miếng da lừa. Học trò là phải học hành, khi học trò thấy học hành giống như đi cày với con bò, thì giáo viên giỏi nhất thế giới cũng phải bó tay!

Thật ra chuyện này có vẻ chính trị nhiều hơn. Từ thập niên 1960 đến nay, Hoa Kỳ chứng kiến nhiều ‘đợt sóng cải cách giáo dục’ và kết quả cực kỳ khiêm tốn, nếu không nói thẳng là chẳng có tiến bộ chi cả!

Một thí dụ: các bài tests đáng tin cậy nhất cho học trò là do cơ quan National Assessement of Educational Progress biên soạn. Điểm số từ 0 đến 500 điểm, được đặt ra cho các học sinh lứa tuổi 9, 13 và 17 tuổi. Kết quả ra sao?

Năm 1971, vốn là năm đầu tiên có thí nghiệm này, điểm trung bình của các em học sinh cấp 3 về đọc và hiểu là 285 điểm, năm 2008, con số này là 286 điểm. Điểm toán bắt đầu vào năm 1973, khi đó điểm trung bình của các em là 304, năm 2008 là 306 điểm. Nghĩa là trong gần 40 năm, tăng được từ 1 đến 2 điểm!

Cần phải công bình để ghi nhận là trong trường tiểu học có tiến bộ đáng kể, nhưng ‘tiến bộ ở tiểu học’ thì có nghĩa gì nếu như các cố gắng này bị tẩy sạch ở bậc trung học?

Tại vì có quá ít giáo viên? Hoàn toàn không phải là lý do. Từ năm 1970 đến năm 2008, con số học sinh tăng thêm 8%, trong lúc con số các giáo viên các môn tăng đến 61%, khiến tỉ lệ 27 học sinh có 1 giáo viên vào năm 1955 đã tuột chỉ còn 1 giáo viên cho 15 học sinh vào năm 2007.

Lương giáo viên thấp? Có thể là vậy, nhưng không thuyết phục. Năm 2008, lương trung bình của giáo viên là 53,230 đô la/năm, nếu hai vợ chồng đều là giáo viên toàn thời gian, thì thu nhập của họ nằm trong số 20% dân chúng có thu nhập cao nhất Hoa Kỳ (ngưỡng cửa là 100,240 đô la/năm)

Vậy thì lý do lớn nhất của sự thất bại trong giáo dục nằm ở đâu? Đó chính là động cơ học của học trò đã bị…thu nhỏ lại như miếng da lừa. Học trò là phải học hành, khi học trò thấy học hành giống như đi cày với con bò, thì giáo viên giỏi nhất thế giới cũng phải bó tay!

Động cơ học hành đến từ nhiều nguồn: sự tò mò và lòng tham vọng cá nhân, kỳ vọng của cha mẹ đặt vào kết quả học hành của con cái, ý muốn lọt vào một đại học “danh giá”, giáo viên nghiêm khắc hay tạo hứng thú và niềm thúc ép ganh đua từ bạn bè.

Cái mà người ta vội kết luận từ các chương trình ‘cải cách’ là nếu học sinh không còn hứng thú học hành thì “tội lỗi đó” là của nhà trường và của giáo viên. Thật ra  khi mà cái văn hóa gọi là ‘adolescent culture’ (chủ nghĩa người lớn khi mới 16 tuổi) đã bén rễ mạnh thì uy quyền của nhà trường và của giáo viên đã mai một, điều này đặc biệt đúng cho bậc trung học.

Động cơ học hành giảm vì càng lúc càng có nhiều học sinh không còn thích học, không chịu học cực khổ và kết quả là học kém. Có đến 60% sinh viên năm đầu các đại học cộng đồng và 30% các sinh viên đại học 4 năm cần học thêm các “cua bổ túc” về đọc và toán!

Khi ông Bộ Trưởng Giáo Dục Duncan hô hào ‘mỗi lớp phải có một giáo viên tuyệt hảo’ mà toàn thể các học trò đều là các …con bò đang kéo xe lên dốc thì người giáo viên đó giống hệt hiệp sĩ Don Quichotte đấu kiến với mấy cái cối xay gió!

Hồng Quang

Theo Newsweek

Wednesday, September 22nd 2010