hà giáo Phạm Toàn (1/7/1932-26/6/2019), người sáng lập của nhóm Cánh Buồm quê ở thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Năm 1946 ông đi bộ đội, năm 1951 bắt đầu học cao đẳng sư phạm. Năm 1952, với bút danh Châu Diên, ông được giải văn xuôi ở trường. Ông từng đoạt Giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn học (truyện ngắn Cái lô cốt – 1959), giải thưởng Báo Văn Nghệ (truyện ngắn Gia đình ông chủ nhiệm – 1962).
Vào quãng năm 1962-1966, ông xung phong đi “thực tế” để học tập người lao động.
Từ 1976, ông bắt đầu công cuộc nghiên cứu và thực hành giáo dục cho đến cuối đời.
Ông từng công tác tại trường Thực nghiệm Liễu Giai, Bộ giáo dục và dạy học ở nhiều nơi. Sách dạy cho học sinh dân tộc vùng núi của ông đã được Giải thưởng UNESCO (1984). Các tác phẩm lí luận giáo dục như “Hợp lưu các dòng Tâm lý học giáo dục” (NXB Tri Thức, Hà Nội, 2008), và “Công nghệ dạy Văn” (NXB ĐHQG Hà Nội, 2009) có thể coi là những đúc kết giai đoạn nghiên cứu về giáo dục, và cũng là nền tảng lí luận cho chương trình giáo dục Cánh Buồm sau này (thể hiện trong tập kỉ yếu Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, NXB Tri thức, 2011).
Năm 2009, ông sáng lập nhóm Cánh Buồm và lãnh đạo nhóm thực hiện việc viết bộ sách giáo khoa mới mang tên nhóm nhằm tạo ra một cái mẫu và một lí tưởng về giáo dục mới cho Việt Nam.
Với tư cách một dịch giả, ông dịch khoảng hơn chục đầu sách văn học, nhiều tài liệu lý luận, triết học.
Ông cũng được biết đến như là một nhà hoạt động xã hội sôi nổi với việc thúc đẩy thành lập trang mạng Bauxite Việt Nam cùng giáo sư Nguyễn Huệ Chi và tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng; thành lập trang Học thế nào cùng giáo sư Ngô Bảo Châu và giáo sư Vũ Hà Văn.
Vì những đóng góp cho cải cách giáo dục Việt Nam, nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm đã vinh dự được Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Phan Châu Trinh vào năm 2015.
hà giáo Phạm Toàn (1/7/1932-26/6/2019), người sáng lập của nhóm Cánh Buồm quê ở thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Năm 1946 ông đi bộ đội, năm 1951 bắt đầu học cao đẳng sư phạm. Năm 1952, với bút danh Châu Diên, ông được giải văn xuôi ở trường. Ông từng đoạt Giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn học (truyện ngắn Cái lô cốt – 1959), giải thưởng Báo Văn Nghệ (truyện ngắn Gia đình ông chủ nhiệm – 1962).
Vào quãng năm 1962-1966, ông xung phong đi “thực tế” để học tập người lao động.
Từ 1976, ông bắt đầu công cuộc nghiên cứu và thực hành giáo dục cho đến cuối đời.
Ông từng công tác tại trường Thực nghiệm Liễu Giai, Bộ giáo dục và dạy học ở nhiều nơi. Sách dạy cho học sinh dân tộc vùng núi của ông đã được Giải thưởng UNESCO (1984). Các tác phẩm lí luận giáo dục như ““Hợp lưu các dòng Tâm lý học giáo dục” (NXB Tri Thức, Hà Nội, 2008), và “Công nghệ dạy Văn” (NXB ĐHQG Hà Nội, 2009) có thể coi là những đúc kết giai đoạn nghiên cứu về giáo dục, và cũng là nền tảng lí luận cho chương trình giáo dục Cánh Buồm sau này (thể hiện trong tập tiểu luận Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, NXB Tri thức, 2011).
Năm 2009, ông sáng lập nhóm Cánh Buồm và lãnh đạo nhóm thực hiện việc viết bộ sách giáo khoa mới mang tên nhóm nhằm tạo ra một cái mẫu và một lí tưởng về giáo dục mới cho Việt Nam.
Với tư cách một dịch giả, ông dịch khoảng hơn chục sách đầu sách văn học, nhiều tài liệu lý luận, triết học.
Ông cũng được biết như là nhà hoạt động xã hội sôi nổi với việc thúc đẩy thành lập trang mạng Bauxite Việt Nam cùng giáo sư Nguyễn Huệ Chi và tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, và trang Học thế nào cùng giáo sư Ngô Bảo Châu và giáo sư Vũ Hà Văn.
Vì những đóng góp cho cải cách giáo dục Việt Nam, nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm đã vinh dự được Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Phan Châu Trinh vào năm 2015.
“Tầng lớp trí thức trong xã hội là một thực thể có tầng có lớp. Lớp trên cùng gọi là thiên tài, số cá thể đủ đếm trên đầu ngón tay: Nguyễn Du, Mozart, Einstein. Kế theo là tầng lớp người có ý tưởng, đông lắm nhưng các cá thể có thể gọi theo tên riêng cộc lốc, ví dụ Phạm Toàn. Dưới cùng gọi là lớp học trò, đông không đếm xuể, nên tên gọi cá thể bao giờ cũng phải kèm theo hư danh, chức tước, bằng cấp. Ví dụ, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Hồ Ngọc Đại!”
Lời GS Hồ Ngọc Đại (Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, tr.184)
“Tầng lớp trí thức trong xã hội là một thực thể có tầng có lớp. Lớp trên cùng gọi là thiên tài, số cá thể đủ đếm trên đầu ngón tay: Nguyễn Du, Mozart, Einstein. Kế theo là tầng lớp người có ý tưởng, đông lắm nhưng các cá thể có thể gọi theo tên riêng cộc lốc, ví dụ Phạm Toàn. Dưới cùng gọi là lớp học trò, đông không đếm xuể, nên tên gọi cá thể bao giờ cũng phải kèm theo hư danh, chức tước, bằng cấp. Ví dụ, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Hồ Ngọc Đại!”
Lời GS Hồ Ngọc Đại (Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, tr.184)
SINH MỘT PHẠM TOÀN
(Phạm Xuân Nguyên)
Cha mẹ sinh ra một Phạm Toàn
Lọt lòng đã có tính đi hoang
Mà ngoài bảy mươi về bên mẹ
Mỗi chiều chủ nhật đứa con ngoan
Trời đất sinh ra một Phạm Toàn
Cầm tinh con khỉ chốn rừng hoang
Hiếu động nghịch tinh tôn hành giả
Quậy tung giáo dục với văn đàn
Vợ con sinh ra một Phạm Toàn
Duyên nợ vợ chồng khéo đa mang
Tình mới nghĩa xưa vui vẻ gánh
Gái trai thành đạt nhẹ thân nhàn
Phụ nữ sinh ra một Phạm Toàn
Ngông nghênh đầu trọc hóa dịu dàng
Ríu rít vây quanh em và cháu
Đi đâu cũng có bóng một nàng
Bè bạn sinh ra một Phạm Toàn
Phờ tờ vĩ đại rất rinh rang
Mắng mỏ thằng này khen thằng nọ
Đầu xanh tóc bạc cùng cười vang
Châu Diên sinh ra một Phạm Toàn [1]
Văn chương cười dọc lại khóc ngang
Ru chàng Hamlet thiu thiu ngủ
Chợt nghe đầu núi sấm nổ ran [2]
Giáo dục sinh ra một Phạm Toàn
Lo lắng tương lai chẳng ngại gàn
Cải cách thực nghiệm rồi làm sách
Cánh Buồm đón gió giữa tràng giang
Bôxít sinh ra một Phạm Toàn
Kêu lên bùn đỏ ngập non ngàn
Chung tay kiến nghị và trang mạng
Cùng sĩ phu cất tiếng gọi đàn.
Phạm Toàn sinh ra một Phạm Toàn
Tưởng đâu vô sự chẳng lo toan
Nhưng càng cao tuổi càng thêm sống
Càng thấy trong lòng nỗi bất an
Tóm lại sinh ra một Phạm Toàn
Khóc cười lăn lóc cõi nhân gian
Chớp mắt cuộc đời như mây nổi
Vẫn vang giọng nói tiếng cười oang
Cái chết sinh ra một Phạm Toàn
Tám mươi tám tuổi cõi trần gian
Ra đi còn tiếc chưa xong việc
Chắc sẽ mang theo xuống suối vàng.
Chú thích:
[1] Châu Diên là bút danh của Phạm Toàn.
[2] Chàng Hamlet thiu thiu ngủ và Sấm trên núi là tên hai truyện ngắn của Châu Diên.
Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
SINH MỘT PHẠM TOÀN
(Phạm Xuân Nguyên)
Cha mẹ sinh ra một Phạm Toàn
Lọt lòng đã có tính đi hoang
Mà ngoài bảy mươi về bên mẹ
Mỗi chiều chủ nhật đứa con ngoan
Trời đất sinh ra một Phạm Toàn
Cầm tinh con khỉ chốn rừng hoang
Hiếu động nghịch tinh tôn hành giả
Quậy tung giáo dục với văn đàn
Vợ con sinh ra một Phạm Toàn
Duyên nợ vợ chồng khéo đa mang
Tình mới nghĩa xưa vui vẻ gánh
Gái trai thành đạt nhẹ thân nhàn
Phụ nữ sinh ra một Phạm Toàn
Ngông nghênh đầu trọc hóa dịu dàng
Ríu rít vây quanh em và cháu
Đi đâu cũng có bóng một nàng
Bè bạn sinh ra một Phạm Toàn
Phờ tờ vĩ đại rất rinh rang
Mắng mỏ thằng này khen thằng nọ
Đầu xanh tóc bạc cùng cười vang
Châu Diên sinh ra một Phạm Toàn [1]
Văn chương cười dọc lại khóc ngang
Ru chàng Hamlet thiu thiu ngủ
Chợt nghe đầu núi sấm nổ ran [2]
Giáo dục sinh ra một Phạm Toàn
Lo lắng tương lai chẳng ngại gàn
Cải cách thực nghiệm rồi làm sách
Cánh Buồm đón gió giữa tràng giang
Bôxít sinh ra một Phạm Toàn
Kêu lên bùn đỏ ngập non ngàn
Chung tay kiến nghị và trang mạng
Cùng sĩ phu cất tiếng gọi đàn.
Phạm Toàn sinh ra một Phạm Toàn
Tưởng đâu vô sự chẳng lo toan
Nhưng càng cao tuổi càng thêm sống
Càng thấy trong lòng nỗi bất an
Tóm lại sinh ra một Phạm Toàn
Khóc cười lăn lóc cõi nhân gian
Chớp mắt cuộc đời như mây nổi
Vẫn vang giọng nói tiếng cười oang
Cái chết sinh ra một Phạm Toàn
Tám mươi tám tuổi cõi trần gian
Ra đi còn tiếc chưa xong việc
Chắc sẽ mang theo xuống suối vàng.
Chú thích:
[1] Châu Diên là bút danh của Phạm Toàn.
[2] Chàng Hamlet thiu thiu ngủ và Sấm trên núi là tên hai truyện ngắn của Châu Diên.
Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Tác phẩm đã xuất bản
DƯỚI BÚT DANH CHÂU DIÊN
1. Mái nhà ấm (truyện ngắn, NXB Văn học, 1960)
2. Con nhện vàng (truyện ngắn, NXB Thanh niên, 1962)
3. Sống giữa những người anh hùng (bút ký, NXB Thanh niên, 1962)
4. Cô chủ quán (dịch, Carlo Goldoni, NXB Văn học, 1982)
5. Chín mươi ba (dịch, Victor Hugo, NXB Văn học, 1982, 1987)
6. Sư tử (dịch, Jeseph Kessel, NXB Văn học, 1983)
7. Bay đêm (dịch, A. de Saint-Exupéry, NXB Văn học, 1986)
8. Ruồi (dịch, Jean-Paul Sartre, NXB Văn học, 1989)
9. Nhà tiên tri (dịch, Khalil Gibran, NXB Hội nhà văn, 1994 – Thời đại, 2010)
10. Người sông Mê (tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, 2004 – Thời đại và Đông Tây tái bản 2010)
11. Mặc cảm của Đê (dịch, Đới Tư Kiệt, NXB Phụ nữ, 2007)
12. Bảy mươi ba chiếc cối đá (truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 2007)
13. Hoàng tử bé (dịch, A. de Saint-Exupéry, NXB Lao động và Đông Tây, 2008)
14. Sấm trên núi (truyện ngắn, Thời đại và Đông Tây, 2010)
15. Vào một đêm không trăng (dịch, Đới Tư Kiệt, NXB Phụ nữ, 2010)
16. Ngọn đèn xanh (truyện ngắn và kịch, NXB Văn học, 2013)
DƯỚI BÚT DANH CHÂU DIÊN
1. Mái nhà ấm (truyện ngắn, NXB Văn học, 1960)
2. Con nhện vàng (truyện ngắn, NXB Thanh niên, 1962)
3. Sống giữa những người anh hùng (bút ký, NXB Thanh niên, 1962)
4. Cô chủ quán (dịch, Carlo Goldoni, NXB Văn học, 1982)
5. Chín mươi ba (dịch, Victor Hugo, NXB Văn học, 1982, 1987)
6. Sư tử (dịch, Jeseph Kessel, NXB Văn học, 1983)
7. Bay đêm (dịch, A. de Saint-Exupéry, NXB Văn học, 1986)
8. Ruồi (dịch, Jean-Paul Sartre, NXB Văn học, 1989)
9. Nhà tiên tri (dịch, Khalil Gibran, NXB Hội nhà văn, 1994 – Thời đại, 2010)
10. Người sông Mê (tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, 2004 – Thời đại và Đông Tây tái bản 2010)
11. Mặc cảm của Đê (dịch, Đới Tư Kiệt, NXB Phụ nữ, 2007)
12. Bảy mươi ba chiếc cối đá (truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 2007)
13. Hoàng tử bé (dịch, A. de Saint-Exupéry, NXB Lao động và Đông Tây, 2008)
14. Sấm trên núi (truyện ngắn, Thời đại và Đông Tây, 2010)
15. Vào một đêm không trăng (dịch, Đới Tư Kiệt, NXB Phụ nữ, 2010)
16. Ngọn đèn xanh (truyện ngắn và kịch, NXB Văn học, 2013)
DƯỚI TÊN PHẠM TOÀN
1. Công nghệ dạy văn (NXB Đại học Quốc gia, 2000, NXB Tri thức, 2007)
2. Hợp lưu các dòng tâm lý giáo dục (NXB Tri thức, 2008)
3. Cơ cấu trí khôn (dịch, Howard Gardner, NXB Giáo dục, 1997, NXB Tri thức tái bản nhiều lần)
4. Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại (tập kỉ yếu hội thảo, nhóm Cánh Buồm, NXB Tri thức, 2010)
5. Nền dân trị Mỹ (dịch, Alexis de Tocquevile, NXB Tri thức, 2007, 2008)
6. Bộ sách giáo khoa và sư phạm Cánh Buồm 38 cuốn (2010-2017, NXB Tri thức)
DƯỚI TÊN PHẠM TOÀN
1. Công nghệ dạy văn (NXB Đại học Quốc gia, 2000, NXB Tri thức, 2007)
2. Hợp lưu các dòng tâm lý giáo dục (NXB Tri thức, 2008)
3. Cơ cấu trí khôn (dịch, Howard Gardner, NXB Giáo dục, 1997, NXB Tri thức tái bản nhiều lần)
4. Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại (tập kỉ yếu, với nhóm Cánh Buồm, NXB Tri thức, 2011)
5. Nền dân trị Mỹ (dịch, Alexis de Tocquevile, NXB Tri thức, 2007, 2008)
6. Bộ sách giáo khoa và sư phạm Cánh Buồm 38 cuốn (2010-2017, NXB Tri thức)