Cánh Buồm: Dưới đây là những gạch đầu dòng còn sơ khởi nhưng chứa đựng sự tìm hiểu nghiêm túc của nhà thơ Hoàng Hưng để góp tiếng nói vào nội dung cao và xa của chương trình Cánh Buồm, trong so sánh với chương trình của các nước. Những “gạch đầu dòng” này dược ông trình bày tại hội thảo “Cao hơn, xa hơn và dễ tự học hơn” của nhóm Cánh Buồm nhân ngày ra mắt sách in lần thứ ba với những cải tiến vượt bậc của nhóm. Nhà thơ Hoàng Hưng đã nói lời xin lỗi tới cử tọa vì ốm mấy ngày nên không thể viết thành bài nghiêm ngắn, mà chỉ kịp gạch ra ý chính. 

 

Mấy vấn đề đang tranh luận:

1/ Tích hợp và phân môn.

2/ Kiến thức và kỹ năng.

3/ Hàn lâm? Nặng?

 Hoàng Hưng

I. CHƯƠNG TRÌNH CỦA ÂU MỸ

“Tích hợp” trong  môn lớn “Tiếng” nhưng phần học Reading, Writing thực chất là học Văn. (Pháp: Savoir – Savoir-faire – Faire). So với thời “Livre Unique de Francais”, “Quốc văn GK thư” thì tiến rất xa.

ANH (CHƯƠNG TRÌNH MỚI 2014):

English for 3-4 grades: Reading – Comprehension

–         Nghe và thảo luận nhiều loại truyện hư cấu, thơ, kịch, phi hư cấu.

–         Đọc những sách có cấu trúc khác nhau và các mục đích khác nhau

–         Dùng từ điển tra nghĩa các từ

–         Làm quen dần các loại sách khác nhau, gồm cổ tích, thần thoại, và kể lại.

–         Nhận dạng các đề tài, quy ước trong những loại sách khác nhau.

–         Làm thơ, viết kịch để đọc và trình diễn

–         Thảo luận các từ, câu có sức lôi cuốn và tưởng tượng.

–         Hiểu những gì đọc trong sách tự đọc một cách độc lập bằng cách: kiểm tra ý nghĩa sách, thảo luận cách hiểu, giải thích từ ngữ trong văn cảnh; suy luận: tình cảm nhân vật, ý nghĩa và động cơ hành động (dẫn chứng); đoán xem điều gì có thể xảy ra qua các chi tiết; nhận dạng những ý chính qua các đoạn và tóm tắt; nhận dạng ngôn ngữm cấu trúc và cách trình bày đóng góp cho ý nghĩa

–         Rút ra, ghi lại những thông tin từ sách phi hư cấu

–         Tham gia thảo luận về những sách được đọc trong chương trình và những sách tự đọc.

PHÁP:

* Ở tiểu học, mục đích học Văn (mỗi lớp sẽ có mức độ đòi hỏi cao hơn)

– Đọc: đọc thuộc, trôi chảy, diễn cảm

– Hiểu: biết trình bày lại nội dung chính, lớp lớn hơn thì hiểu cả các vấn đề “học thuật” hơn như cách viết, cách dùng từ… của tác giả, biết mô tả cảm xúc bài thơ đoạn văn tạo ra, biết dùng hình ảnh minh hoạ

– Tranh luận, biết trao đổi với lập luận (nhất là các lớp cuối cấp)

– Biết viết một đoạn mô tả, phân tích tác phẩm hay trích đoạn đang học.

Ví dụ: loạt bài “Tả một phong cảnh” gồm: Bài văn mẫu (savoir: kiến thức) – Hướng dẫn cách làm (savoir-faire): tả theo lớp lang, từ xa đến gần, từ góc nhìn… – Thực hành (faire).

* Danh mục tác phẩm Thơ đọc ở cấp Tiểu học cho GV tham khảo:

–         Pháp: Eluard (Liberté), Apollinaire, Rimbaud, Prévert… các tác giả đương đại khó: Cendrars, Jabet, Michau, Queneau, Char, Maulpoix, Bonnefoy… Tuyển: 128 bài thơ từ Apolinnaire đến 1968; Cuộc khởi nghĩa của các nhà thơ; Lời của các nhà thơ hôm nay…

–         Nước ngoài: Tuyển thơ Trung Hoa, thơ Nga, châu Phi, Da đỏ, Hikmet (Tuyết rơi), Omar Khayam, Ritsos… Ngàn năm Thơ…

MỸ: (Common Core bang California):

English Language Arts (Lớp 1-5): Reading

  • Những ý tưỏng và chi tiết mấu chốt:
  1. Xác định văn bản nói gì một cách rõ ràng, suy luận logic từ đó; dẫn chứng từ văn bản để nâng đỡ kết luận về văn bản.
  2. Xác định những ý trung tâm và những đề tài và phân tích sự phát triển; tóm tắt những chi tiết và ý tưởng nâng đỡ chủ đề chính
  3. Phân tích vì sao và ntn các cá nhân, sự biến và ý tưởng phát triển và tương tác trong dòng chảy của văn bản.
  • Thủ pháp, cấu trúc:
  1. Diễn giải từ ngữ, câu; xác định các nghĩa kỹ thuật, nội hàm, tượng hình; phân tích cách chọn từ ngữ tạo thành nghĩa hay giọng điệu ntn.
  2. Phân tích cấu trúc văn bản, những câu, đoạn, phần liên quan thế nào với nhau và với tổng thể.
  3. Nhận định về quan điểm hay mục đích hình thành nội dung và phong cách ntn
  • Tích hợp kiến thức và các ý tưởng
  1. Tích hợp và lượng giá nội dung được trình bày trong những phương tiện và định dạng khác nhau, bao gồm tính thị giác và đinh lượng cũng như trong từ ngữ.
  2. Mô tả và lượng giá luận điểm và những tuyên bố trong văn bản, bao gồm tính hiệu lực của lập luận cũng như sự thích đáng và đầy đủ của chứng cứ.
  3. Phân tích 2 hay nhiều văn bản khác nhau cùng nói lên những đề tài hay chủ điểm như nhau để xây dựng kiến thức hay so sánh những cách tiếp cận khác nhau.

Thư của Lolo, học sinh mới học xong lớp 3 ở Chicago trả lời ông ngoại câu hỏi: Con học gì về đọc, viết ở lớp 3? (cháu viết trả lời ngay qua email bằng tiếng Anh trong 20 phút):

“Ở lớp 3 chúng con học nhiều về đọc và viết.

Ở môn viết, chúng con học viết  một bài thơ, về một thiên tai, một chuyện bí hiểm, học một ít cách viết chữ “thảo” và viết một lá thư cho một người tàn tật. Về thơ, chúng con học làm thơ haiku, lowku, câu đố, thơ tự do, và thơ 5 dòng. Về thơ haiku, chúng con viết về đất từ núi non đến bụi bẩn, từ hổ báo đến sâu bọ hay viết về các mùa. Về thơ lowku, chúng con viết những gì mình rất ghét và ghê tởm. Ở câu đố, chúng con viết một câu đố và câu trả lời phải có vần (ví dụ…). Ở thơ tự do, chúng con học viết những bài thơ về bất cứ cái gì mình thích và có thể có vần nếu mình muốn. Chúng con nhìn một tấm hình và cả lớp cố gắng làm một bài thơ về tấm hình. Ở thơ 5 dòng, chúng con có thể viết về bất cứ gì mình thích hay yêu nhưng phải có 5 dòng (ví dụ…)

“Ở môn đọc, chúng con học về suy luận, tìm manh mối trong những Chuyện Bí hiểm, về “stop and jot” (“stop and jot while reading” – ngừng và ghi chú nhanh), đọc sách mỗi ngày, chọn đúng những sách không quá khó cũng không quá dễ. Về suy luận, chúng con học rằng: dự báo là khi ta nói ra cái điều ta nghĩ sẽ xảy ra hay điều ta nghĩ là đang xảy ra trong sách hay nhân vật đang cảm thấy thế nào ở phần này, và nếu ta thêm vào “bởi vì” thì đó là suy luận. “Tôi cho rằng… bởi vì…”

“Khi ta đọc một chuyện bí hiểm, ta luôn đi tìm những chi tiết đánh lạc hướng, những manh mối, kẻ tình nghi, chứng nhân, và kẻ xấu (tôị phạm).

(giải thích cụ thể từng khái niệm…)

“Stop and jot” là khi ta ngừng đọc ở một chỗ trong sách vì tiếng nói bên trong của ta bắt đầu nói với ta, thế là ta ngưng lại và viết ra điều mà tiếng nói bên trong ta nói (Mình ghét làm chuyện này!).

“Có một lịch đọc sách mà ta đem về nhà và đem lại lớp hàng ngày. Việc phải làm là đọc ít nhất 20 phút hay hơn tùy ý, viết tên sách và thời gian đọc. Ta cũng học cách tìm đúng cuốn sách hợp với mình, không quá khó hoặc quá dễ. Mỗi học kỳ ta có một bài đo nghiệm trình độ đọc, di từ A đến Z, A là dễ nhất, Z là khó nhất.”

  • Tuy không tách thành môn Văn nhưng yêu cầu học Văn rất cao, sâu, rất nghiêm chỉnh.
  • Vấn đề quan trọng nhất là yêu cầu chứ không phải chương trình, càng ko phải SGK!

II. ĐỘC ĐÁO CỦA CHƯƠNG TRÌNH CÁNH BUỒM

Nhấn mạnh: Vấn đề là tinh thần “Chương trình CB” thể hiện ở “SGK CB”. Tinh thần là: Tập cho học sinh nhận thức, phương pháp, kỹ năng cơ bản để làm chủ tiếng Việt và tác phẩm nghệ thuật. SGK là thiết kế để học sinh tự mình làm và đi đến nhận thức, tìm ra phương pháp.

  1. Kiến thức nằm trong, gắn chặt với phương pháp, kỹ năng.
  2. Có thể “tích hợp” 2 phân môn Tiếng Việt và Văn thành 1 cũng chẳng sao! Nhưng CB tách ra vì:
  3. Coi trọng vị trí của việc học Văn: trong bối cảnh ko được coi trọng, học sinh chán ghét.
  4. Coi học Văn là học Nghệ thuật (phân biệt học Tiếng là học Khoa học (tất nhiên rất tương đối):

Việc nhấn mạnh thích hợp với hoàn cảnh VN (Đoạn tuyệt thói quen dạy Văn = dạy chính trị, đạo đức; Chưa có điều kiện phổ biến học Hoạ, Nhạc)

  1. Hệ thống hoá những vấn đề nhận thức (có là “hàn lâm” không?)

Học các thao tác cơ bản của tác phẩm nghệ thuật (Xuất phát và là nền tảng tinh thần của đời sống nghệ thuật: Đồng cảm. Ngữ pháp nghệ thuật nằm trong các thao tác: tưởng tượng, liên tưởng, bố cục). Tổng hợp nhưng đi vào từng tiết, từng bài lại có những thao tác nhỏ cụ thể như ở các nước Âu Mỹ.

III.      KIẾN NGHỊ 

  1. Không thể cải cách toàn diện mà vẫn giữ khư khư tư duy “toàn trị”, quá cầm cân nảy mực, nặng “quản” vì sợ hãi “đa thư loạn mục”? (Những người cầm cân nảy mực hiện nay đều xuất phát học theo SGK độc quyền, chưa hề biết đến thời đi học với hàng trăm kiểu SGK, nên tâm lý “sợ” là dễ hiểu!
  2. Chiến lược GD PHỔ THÔNG trong thời đại Internet (học sinh tự tìm học đc nhiều cái thầy, phụ huynh ko hề dạy: 1 hs lớp 2 ở Đức tự lên mạng làm ra 1 bản tổng hợp về cơ thể người.): Phương pháp tự học ở Tiểu học là đúng.
  3. Vai trò cá nhân của Phạm Toàn đáng quý.

Xưa ở ta 1 ông Hoàng Xuân Hãn, 1 ông Đào Đăng Vỹ làm SGK cả xã hội coi là tự nhiên, sách dùng song song với sách của Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, … đều khuôn vàng thước ngọc như nhau!

Nay ở Mỹ, rất nhiều chuỗi trường áp dụng một triết lý giáo dục riêng: Education for life (J. Donald Walters); Phương pháp riêng: The Effective Education Centre is licensed to use Applied ScholasticsTM education services (Ron Hubbard).

Nếu chưa chấp nhận hệ trường công lập tự chọn SGK, thì trước mắt để khối trường tư thục có quyền ấy”: tự do dạy sách CB!

Kìm hãm sụ đóng góp của những trí tuệ lớn vào GD là tội ác sẽ làm GD VN lạc hậu hàng thế kỷ!